Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Lần đầu yêu xuất sau 10s

Lần quan hệ đầu tiên, chỉ 10 giây em đã "xuất binh", có phải là xuất tinh sớm không?


Xin chào chuyên mục Tư vấn chuyện phòng the!

Em có một vấn đề vô cùng băn khoăn, rất mong chuyên mục giải đáp giúp em.

Sau đó, em lấy khăn và lau chùi "cậu bé" cẩn thận rồi lại cho vào hơi sâu lần nữa. Bạn gái em cảm thây đau nên em không cho vào nữa. Liệu như vậy bạn gái em có thai hay không? Đây đều là lần đầu tiên quan hệ của hai đứa em nên chúng em không rõ như thế nào. Mong chuyên mục giải đáp giúp em! (Em trai)

Trả lời:

Về việc bạn gái em có khả năng có thai không, chưa thể trả lời em chắc chắn được. Em nên biết rằng, khi quan hệ không bảo vệ bằng bao cao,trong quá trình quan hệ, dù chưa xuất tinh nhưng "cậu bé" hoàn toàn có thể tiết ra chất nhờn (trong đó có chứa một lượng dung dịch nhất định) và điều đó có thể khiến bạn gái em mang thai. Việc tiết ra chất nhờn đó chính bản thân em cũng không thể nhận biết được. Nhất là với những người lần đầu tiên quan hệ như em, việc kiểm soát cảm xúc, sự hưng phấn quá độ dẫn đến tiết chất nhờn là điều rất dễ xảy ra.
Em trai thân mến! Cảm ơn em đã gửi những thắc mắc của mình về cho chuyên mục. Vấn đề của em, chuyên mục xin được giải đáp như sau:

Yêu lần đầu, 10 giây đã xuất?

Hầu hết tất cả nam giới đều gặp trục trặc trong lần đầu tiên quan hệ (Ảnh minh họa)

Trước tiên, về vấn đề xuất tinh sớm: Đúng là với khoảng thời gian 10 giây đã xuất tinh được gọi là xuất tinh sớm nhưng ở trường hợp của em thì không thể kết luận ngay được. Hầu hết tất cả nam giới đều gặp trục trặc trong lần đầu tiên quan hệ. Đó cũng là việc hết sức bình thường. Trong lần đầu quan hê, tâm lí, sự hồi hộp, kinh nghiệm đều có thể khiến cho nam giới không kiểm soát được cảm xúc của mình . Xuất tinh sớm trong lần đầu không thể nói lên điều gì. Có rất nhiều người nam giới, thậm chí dù đã quan hệ nhiều lần nhưng sau khi xa cách, "nghỉ ngơi" một thời gian dài, lần đầu "yêu" lại nam giới cũng xuất tinh sớm, phải tới hiệp 2, hiệp 3 mới khắc phục được. Chính vì vậy, em không cần phải qua lo lắng về chuyện mình xuất tinh sớm trong lần đầu.


Tốt nhất em nên mua que thử thai cho bạn gái để biết được kết quả chính xác nhất và có hướng giải quyết tình huống tốt nhất. Lưu ý em rằng, để có quan hệ tình dục an toàn, hai em nên dùng bao cao su để bảo vệ chính mình cũng như người bạn của mình. Chuyện có thai ngoài ý muốn chỉ là một phần, tránh những căn bệnh tình dục khác cũng là điều rất quan trọng cần phải để tâm.

Chúc em mạnh khỏe và hạnh phúc!

Ths. Bs Phạm Thị Vui

Phong bì... đi cửa sau

Ngày 27-3, lần đầu tiên Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho hàng trăm lãnh đạo, điều dưỡng các bệnh viện, sở y tế; trong đó có cam kết nói không với phong bì "trước và trong điều trị".



"Vén áo bệnh nhân cũng phải xin phép"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thời gian tới, ngành y tế không chỉ tập trung rút ngắn quy trình, nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh mà còn phải thay đổi những quan niệm về người thầy thuốc.

Mở cửa sau cho... phong bì!
Dẫn chứng cho cách ứng xử "rất riêng" này, bà Tiến kể: "Một ông bí thư tỉnh ủy vào BV thăm người thân, đến cửa khoa khám bệnh hỏi nhân viên BV thì bị quát "suốt ngày toàn người hỏi hoài". Đến khu phòng bệnh, thấy mấy điều dưỡng đang đứng buôn chuyện, ông vào hỏi phòng bệnh nhân thì một cô hất hàm "có chỉ dẫn hết trên tường đó"! Theo bà Tiến, dù đó chỉ là một vài "con sâu" nhưng đã gây bức xúc cho người dân, tạo cái nhìn méo mó, thiếu thiện cảm đối với người thầy thuốc nói riêng và ngành y nói chung.

Tới đây, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành y tế sẽ tăng cường tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cán bộ y tế để khi "vén áo bệnh nhân lên khám cũng phải xin phép". Thậm chí đến bảo vệ, người giữ xe cũng phải được tập huấn để giao tiếp đúng mực.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tới đây, nhân viên ngành y "vén áo bệnh nhân lên khám cũng phải xin phép". Ảnh: TẤN THẠNH

Mở cửa sau cho... phong bì!

Bệnh nhân cần sự giải đáp rõ ràng, tận tình từ nhân viên y tế. Ảnh chụp tại Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội

"Không ở đâu như nước ta, từ lâu đã hình thành một văn hóa giao tiếp không giống ai. Ở trong Nam, người dân dù trẻ hay lớn tuổi, kể cả người già, khi đến bệnh viện (BV) đều "dạ, thưa bác sĩ". Trong khi đó, ở miền Bắc, không ít bác sĩ, điều dưỡng luôn xưng hô với nhau mày - tao"- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.



Ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Khám - chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng nếu bác sĩ, điều dưỡng biết nói từ "cảm ơn" bệnh nhân thì mọi việc sẽ khác. Nó sẽ tạo ra sự khác biệt về vị thế của bệnh nhân trong BV, từ đó tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa người bệnh và BV.

Thừa nhận thực trạng ít cười, thiếu niềm nở của nhân viên y tế khi tiếp bệnh nhân và khám - chữa bệnh, GS-TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, bày tỏ: "Nhiều lần tôi nói với nhân viên của mình rằng đừng bao giờ cảm ơn tôi vì tôi không mang tiền của nhà đi trả lương cho họ mà chính là người bệnh. Vì thế, cần thay đổi quan niệm về bệnh nhân. Đừng bao giờ biện bạch cho việc ít cười là do áp lực công việc".

Không "cảm ơn" lại "tê tê buồn buồn"!

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu từ giám đốc đến trưởng, phó khoa và nhân viên các cơ sở y tế phải ký cam kết "nói không với phong bì". Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị, còn sau đó lại là vấn đề khác.

"Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói "nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được". Quà này là quà nghĩa tình. Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Đức Mục, cần thay đổi quan điểm "bệnh nhân phải cảm ơn thầy thuốc". "Nếu cho phép bác sĩ nhận phong bì sau khi điều trị dễ nảy sinh tâm lý chờ đợi bệnh nhân cảm ơn và nếu họ không cảm ơn thì lại "tê tê buồn buồn". Tại sao bệnh nhân - khách hàng đem tiền đến cho BV, nuôi sống các bác sĩ mà họ lại phải đi cảm ơn? Tại sao bác sĩ không chủ động cảm ơn bệnh nhân, chủ động cúi chào bệnh nhân?" - ông Mục đặt vấn đề.

PGS-TS Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương, cho rằng bản thân bệnh nhân và người nhà cũng không muốn đưa phong bì nhưng do tâm lý muốn được điều trị tốt nên họ buộc phải "dấm dúi". Vì thế, ngoài yêu cầu bệnh nhân cam kết không đưa tiền hoặc quà cho nhân viên y tế trong quá trình điều trị thì BV cũng phải cam kết sẽ bảo đảm sự điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Nếu ai khúc mắc có thể phản ánh tới lãnh đạo BV thông qua đường dây nóng hoặc hòm thư góp ý.

Góp ý thêm, lãnh đạo một số BV cho rằng nên linh động trong chuyện "phong bì". "Giữa rất đông người, nếu cứ giằng co, đùn đẩy chiếc phong bì có khi sẽ tạo ra hình ảnh phản cảm và tâm lý không tốt nên có thể y - bác sĩ vẫn phải nhận, sau đó trả lại cho bệnh nhân hoặc nếu bệnh nhân cố tình ép bác sĩ nhận phong bì rồi quay phim chụp ảnh thì sao?" - một bác sĩ băn khoăn.

Vào bệnh viện là bị mắng

Theo ông Phạm Đức Mục, một cuộc điều tra nhỏ mới đây cho thấy chỉ 8% người được hỏi cho biết chưa từng bị cán bộ y tế mắng khi vào BV; trong khi có đến 80% bệnh nhân bị mắng, 12% có người nhà bị mắng. "Vào nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, khách hàng đều được cúi chào, được đón tiếp nồng nhiệt. Không có nơi nào mà khách hàng lại bị mắng như dịch vụ khám - chữa bệnh tại Việt Nam" - ông Mục lo ngại.

Sẵn sàng bỏ vợ con đi tìm tình yêu mới

Tôi không muốn mất em, muốn em ở bên tôi mãi mãi. Tôi đã sẵn sàng và chuẩn bị tâm lý giải quyết việc gia đình để nhẹ nhàng đến với em.

   Thời gian đầu khi tán tỉnh, tôi đã nói dối em, vì vậy đến giờ khi tình cảm thật sự sâu sắc, tôi lại thấy ân hận. Tôi không muốn mất em, muốn em ở bên tôi mãi mãi. Tôi đã sẵn sàng và chuẩn bị tâm lý giải quyết việc gia đình để nhẹ nhàng đến với em. Ngược lại để làm được việc này tôi cũng không thể là người dối trá mãi được, rồi sẽ đến lúc em nhận ra.

Em đã 31 tuổi chưa lấy chồng, nếu là người vị tha, em sẽ và vẫn yêu, chấp nhận ở bên tôi. Ngược lại, cô ấy sẽ rất đau khổ, cần phải có bao nhiêu thời gian nữa để lấy lại cân bằng? Bao giờ cô ấy mới có người thương yêu như tôi để lấy làm chồng? Vì rất yêu nên tôi làm sao có thể nhìn thấy cô ấy đau khổ được.

Tôi đã 45 tuổi, có vợ và 2 con, cuộc sống gia đình không được hạnh phúc. Tâm trí tôi đã nhiều lần nghĩ đến 2 từ ly hôn nhưng vì các con mà tôi chưa thể làm được điều đó. Đến một ngày, tôi gặp cô ấy, giáo viên dạy tiếng Anh được điều động về làm chuyên viên ở một sở trong tỉnh, 31 tuổi, chưa chồng. Ban đầu, do bản năng trong người đàn ông, tôi làm quen và tán tỉnh, vẫn cho cô ấy biết mình đã có vợ con nhưng còn giấu và nói dối một số điều, mục đích là tán tỉnh mà thôi.

Thời gian trôi qua, đến lúc tôi không còn nhận ra chính mình nữa, suốt ngày chỉ nghĩ về em, ở xa nhau nên mỗi ngày không nhận được tin nhắn hay lời động viên là trong người bứt rứt. Chợt ngoảnh nhìn lại nhận thấy một điều, mình đã yêu, quá yêu cô ấy và cô ấy cũng vậy. Cả 2 đã nhiều lần hẹn hò đi chơi nhưng chưa làm gì đi quá giới hạn.


Hiện tại, tinh thần tôi bất ổn, ân hận, ích kỷ, người suy nhược vì không thể nghĩ ra phương án hợp lý. Làm sao để giải quyết được vấn đề này một cách êm đẹp? Xin mọi người hãy cho tôi một lời khuyên. Viết lên đây có thể rất nhiều người sẽ phản đối nhưng đây là điều có thực, đang hiện hữu trong con người tôi. Tôi cũng muốn các bạn cho tôi những lời khuyên để định hướng được cuộc sống của mình dù là những câu khó nghe hay là an ủi chia sẻ.

Thành

Tôi quá đảm khiến chồng đâm hư

Kiếm được tiền, chồng giấu vợ nhưng mời bạn bè đến nhà hàng sang trọng. Vợ "năm thì mười họa" mới được chồng mời đi nhà hàng, chỉ được ăn những tô mì với giá chưa tới 40 ngàn đồng là sang rồi. Bởi chồng sợ dẫn vợ vào nhà hàng sang là đụng độ với mấy cô người tình.


   Mỗi tháng chồng đưa lương 6 triệu đồng, chi tiền học đủ thứ cho cậu con trai hết 4 triệu/tháng, chồng không đưa thêm đồng nào, khoán trắng cho tôi lo hết các khoản như đám giỗ bên chồng, tiền điện nước, điện thoại, internet, tiền gạo, gas, chợ búa cho gia đình. Tôi không kêu ca vì lo được nhưng nghĩ người chồng vô tư ăn nhậu chơi bời mà không cần biết đến tâm tư vợ nghĩ và muốn gì, nếu biết cũng làm lơ coi như không biết. Tôi chưa hề tiếc chồng con điều gì, những gì đẹp và ngon tôi đều dành cho chồng con, nhưng thấy mình thật buồn và bất hạnh khi bị đối xử như thế. Tôi 45 tuổi, có con trai 10 tuổi, chồng làm nhà nước với mức lương tương đối, các khoản kiếm thêm ngoài lương cũng tạm ổn. Tôi không đàn đúm bạn bè, không ăn chơi, không có thú vui cho riêng mình. Tôi không đi làm ở ngoài nhưng cá nhân làm công việc mua bán bất động sản kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình từ nhiều năm nay. Người ta thường nói: "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", nhưng tôi gánh vác trách nhiệm của cả hai, vừa xây nhà lại vừa xây tổ ấm.

Ai đến nhà cũng khen chồng tôi tốt số, có vợ đẹp và giỏi, chồng đôi lúc cũng nở mày nở mặt khi được khen, một tay tôi mua bán, xây nhà với diên tích gần 400 m2. Tôi vừa mua vật tư, vừa giám sát thợ, vừa lo việc nhà tươm tất, đi chợ lo cơm nước cho chồng con, vừa đưa đón con đi học, dạy con học buổi tối. Chồng hàng ngày đi làm từ 6h sáng đến 6h chiều về nhà, ăn cơm xong ôm vợt đi đánh tennis đến gần 11h đêm, có khi nhậu nhẹt với bạn tennis đến 2 - 3h sáng mới về nhà, say xỉn lăn ra ngủ.

Thứ 7, chủ nhật nghỉ làm, chồng cũng hiếm khi đưa vợ con đi chơi. Nếu không có ai gọi nhậu, chồng cũng gọi người ta nhậu, nhưng nói với vợ là người ta rủ nhậu, việc nhà hiếm khi anh đụng tay đến. Khi ngồi nhậu với bạn, nếu ai khen vợ thì chồng cũng khen vợ mình, nếu ai chê vợ thì chồng chê theo. Ngày nào không nhậu, mặt chồng buồn như cọng bún thiu.

Khi ra ngoài ăn nhậu với bạn, chồng chi tiền rất hăng hái và hào phóng, nhất là với phụ nữ. Khi kiếm được tiền, chồng giấu không dám cho vợ biết, nhưng mời bạn bè đến nhà hàng sang trọng ăn uống hát hò, vợ "năm thì mười họa" mới được chồng mời đi nhà hàng. Còn lại chỉ được ăn những tô mì với giá chưa tới 40 ngàn đồng/tô là sang rồi, bởi chồng sợ dẫn vợ vào nhà hàng sang là đụng độ với mấy cô người tình của anh.



Tôi thương con trai còn nhỏ, không muốn gia đình đổ vỡ nhưng cảm thấy mệt mỏi người chồng ích kỷ tính toán, chỉ biết hưởng thụ cho riêng bản thân mình. Khi mẹ tôi còn sống, chưa bao giờ chồng đến thăm mẹ vợ với một hộp sữa làm quà dù chồng không hề thiếu tiền cho việc ăn nhậu. Nay mẹ không còn, nhưng tôi vẫn buồn khi nghĩ đến điều đó. Tôi tiếc cho chồng, một người đàn ông có hình thức bảnh bao, mặt mũi sáng sủa nhưng tâm hồn không như thế.

Quỳnh

Mắt phát sáng phát hiện ung thư

Erin, 33 tuổi, mẹ của cậu bé Callum Holmes, 6 tháng tuổi, nhìn thấy mắt phải của Callum phát sáng mà không hay biết rằng đó là do một khối u và con trai cô đang gặp phải một căn bệnh có khả năng gây chết người.

  
Cha của cậu bé, Daniel, 34 tuổi tâm sự đó quả thật là một quyết định khó khăn nhưng lại là cách duy nhất để loại bỏ tế bào ung thư.

Cậu bé Callum đã trải qua cuộc phẫu thuật tại Bệnh viện nhi Birmingham khi 11 tháng tuổi.

Callum đã được trang bị một con mắt nhân tạo để gắn liền các đầu dây thần kinh. Đó là một quả bóng xốp nhỏ với một mảnh vỏ được gắn bên trên, giống như một kính giãn tròng. Callum sẽ không phải trải qua bất cứ đợt điều trị hóa trị nào. Mắt nhân tạo của cậu bé sẽ được thay thế phù hợp khi cậu bé lớn.
Cô cho biết có lúc mắt của Callum giống như mắt của một chú mèo. Ban đầu chỉ mình cô thấy điều này, sau đó nhiều người khác cũng nhận ra. Nhưng họ đều nghĩ đó chỉ là do sự phản chiếu trong mắt.

Tuy nhiên, sau khi được gọi đến một phòng khám chuyên khoa mắt, các bác sĩ chẩn đoán Callum đã mắc phải căn bệnh ung thư nguyên bào võng mạc, một loại ung thư mắt mà mỗi năm chỉ 40 - 50 trẻ em ở Anh mắc phải.

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới năm tuổi và có thể do bẩm sinh. Bệnh phát triển trong các tế bào võng mạc - một vùng rất nhạy cảm với ánh sáng của mắt.

Triệu chứng của bệnh là sự bất thường của con ngươi giống như một sự phản chiếu ánh sáng trắng. Một số triệu chứng khác có thể là nheo mắt, dấu hiệu này ít phổ biến nhưng đó là sự suy giảm tầm nhìn, hay con ngươi bị tấy đỏ mà không phải do nhiễm khuẩn hoặc một bên mắt thay đổi màu sắc.

Các bác sĩ cho biết thật may mắn khi cậu bé được phát hiện bệnh sớm. Ung thư nguyên bào võng mạc có thể dễ dàng được điều trị nếu phát hiện sớm. Nếu không loại bỏ mắt kịp thời, ung thư sẽ lây lan đến các dây thần kinh thị giác.


Callum cùng mẹ sau khi được phẫu thuật với một bên mắt nhân tạo

Mẹ Calllum vui mừng "Thật ngạc nhiên khi họ có thể làm được như vậy. Tôi như lại được nhìn thấy con trai mình với đôi mắt khỏe mạnh vây. Cảm giác đó thật sự tuyệt vời".

Thu Hương

Theo Dailymail

Vợ chồng không cùng chí hướng

Càng ngày tình cảm trong tôi càng phai nhạt, quan hệ vợ chồng gần như không có. Đã 2 năm nay chúng tôi chỉ gần nhau 3 lần, có một vài lần tôi cũng thử cố gắng nhưng không được vì thực sự không có tình cảm thì tôi không thể làm chuyện đó được.


Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, cha mất khi tôi còn học lớp 10, chị gái đi lấy chồng, từ đấy trong nhà chỉ có 2 mẹ con. Mặc dù hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng bù lại tôi học giỏi, có chí, cao to và hiền lành nên khi còn đi học tôi được khá nhiều người theo đuổi. Mối tình đầu kéo dài 4 năm từ lớp 12 đến năm thứ 4 đại học, vì lý do có quan hệ họ hàng nên 2 gia đình kịch liệt phản đối.

Hai năm sau tôi bước vào mối tình thứ 2, kéo dài hơn 1 năm, bạn gái và gia đình chuyển đi Anh sống nên chia tay. Năm 28 tuổi tôi quen vợ bây giờ thông qua một người bạn xa. Chúng tôi bằng tuổi và học cùng trường đại học nhưng mãi sau này mới biết. Vợ tôi lên Hà Nội học, làm việc, công tác tại khu công nghiệp, bố mẹ vẫn ở quê. Sau 9 tháng tìm hiểu chúng tôi kết hôn.

Trước thời điểm kết hôn, tôi mở doanh nghiệp, năm 2008 kinh tế khó khăn, các nhà máy nợ nần nhiều nên tôi phải bán nhà nội thành trả nợ, số tiền còn lại tôi vay thêm 350 triệu của ngân hàng, sang Long Biên mua căn nhà. Cũng vì lý do bán nhà nên mẹ muốn chúng tôi sớm kết hôn dù tôi cũng nhận thấy vài điều bất ổn trước khi cưới.

Sau đó, tôi từ bỏ ý định tự kinh doanh và xin vào làm việc tại một Tổng công ty nhà nước. Mặc dù lương tháng gần 10 triệu nhưng cũng chỉ đủ cho tôi chi trả khoản nợ ngân hàng khi mua nhà (tôi vay trong 7 năm). Chi tiêu trong gia đình do vợ lo (lương tháng vợ tôi hơn 8 triệu), mẹ tôi do có lương hưu cao nên mỗi tháng góp thêm 2 triệu để đỡ đần 2 vợ chồng.

Sau 6 tháng kết hôn vợ tôi bắt đầu mang thai, mâu thuẫn về tính cách nảy sinh. Cô ấy cài đặt theo dõi các nội dung tôi chat với bạn bè và ghen với một cô bé đồng nghiệp tại công ty, dù tôi chỉ chia sẻ quan điểm sống, sở thích, kinh nghiệm chuẩn bị cho đám cưới, những chuyện bình thường trong cuộc sống với một cô bé vừa là đồng nghiệp, vừa là vợ sắp cưới của cậu nhân viên phòng tôi. Nhưng vợ tôi nghĩ rằng cô đó thích tôi, bảo tôi lăng nhăng, gái gú.

Càng ngày tình cảm trong tôi càng phai nhạt, quan hệ vợ chồng gần như không có. Đã 2 năm nay chúng tôi chỉ gần nhau 3 lần, có một vài lần tôi cũng thử cố gắng nhưng không được vì thực sự không có tình cảm thì tôi không thể làm chuyện đó được. Trong tôi chỉ còn sự nuối tiếc, nghẹn ngào về người con gái đầu tiên, người đã hy sinh tất cả, bên mình những lúc khó khăn nhất nhưng không một lời phàn nàn.

Mỗi ngày khi tôi về nhà là sự cáu gắt của vợ với con gái khi cháu làm sai hay không chịu ngủ sớm. Đã có lúc tôi tình bán cái nhà để trả hết nợ, mua cái nhà nhỏ hơn, nhưng thời điểm này rất khó bán. Thực sự tôi chỉ muốn chia tay và được sống một mình sẽ đỡ bị nghe càu nhàu nhưng tôi lại thương con và mẹ. Cả đời bà đã một mình vất vả nuôi con để rồi lại mang tiếng.

Tôi cảm thấy bị xúc phạm, nhưng không muốn tranh cãi. Nói thêm về vợ tôi: Cô ấy là người chung thủy, tốt tính nhưng bù lại rất nóng tính, đa nghi, không khéo, đặc biệt nói dai, cái tôi trong người rất cao, luôn cho mình là đúng và suy nghĩ phức tạp theo hướng tiêu cực. Do đặc thù công việc nên đôi khi tôi cũng phải đi tiếp khách, mỗi tháng 1-2 lần. Những lần như vậy tôi đều báo trước, nhưng vợ không tin tưởng, cô ấy luôn hỏi ở đâu, có thể cô ấy sẽ đến tận nơi để kiểm tra hoặc gọi điện liên tục. Nếu tôi không trả lời thì cô ấy có thể gọi hàng trăm cuộc cho đến khi tôi phải nhấc máy, rồi cứ một lúc lại gọi kiểm tra.

Sau một lần đi tiếp khách công ty và đưa bạn gái của sếp về vì tôi đi cùng ô tô với sếp. Ngay ngày hôm sau vợ tôi lên công ty và yêu cầu sếp không để tôi đi tiếp khách vì như thế với cô ấy là ảnh hưởng đến gia đình. Càng ngày mâu thuẫn càng cao. Trong một lần cãi cọ vì sau khi tôi đi tiếp khách về có hơi say, tôi lên giường ngủ, vợ dựng dậy không được liền đổ nước vào mặt. Tôi tỉnh dậy vì bực quá nên vung tay tát cô ấy, bù lại cô ấy xuống bếp lấy dao lên chém trượt chảy máu mặt tôi. Sau một hồi giằng co, mẹ tôi vào can ngăn thì vợ bảo: "Bà chỉ bênh con bà".

Khi con gái chào đời, đúng thời điểm kinh tế khó khăn, có một vài tháng lương tôi bị giảm xuống 7 triệu nên không đủ tiền trả ngân hàng. Tôi phải đi vay thêm 3 triệu và kiếm thêm bằng cách khác nhưng càng kiếm càng lỗ. Vợ biết chuyện nhưng cũng phải lo chi tiêu gia đình và cho con. Khi đến hạn phải trả, vì không có tôi phải đi vay nóng dần dần số tiền lên 30 triệu. Khi bố vợ tôi biết được, ông có ý cho 2 vợ chồng nhưng vợ tôi kịch liệt phản đối.

Cô ấy nói ngôi nhà do mẹ cho tôi thì việc trả nợ là của tôi và tôi phải lo khoản này. Sau đấy hàng tháng vợ tôi có yêu cầu tôi phải đóng tiền nuôi con và tiền ăn cho nhà. Nhưng thực sự với đồng lương của tôi, lo cái khoản ngân hàng gần 10 triệu một tháng đã là quá sức.

Đỉnh điểm là trong đêm tết âm lịch, vì lý do đặc thù tôi phải trực lãnh đạo đêm 30 tết. Nhưng đến 10h cô ấy gọi điện và yêu cầu tôi phải về nhà, đưa con đi chơi. Tôi cũng không muốn căng thẳng trong năm mới nên đi về, Tết dương lịch chúng tôi đã cãi nhau rất to vì tôi đi trực cả ngày. Đúng giao thừa, Tổng Giám đốc, bộ trưởng đi chúc tết nhưng một số anh em bỏ vị trí. Tôi bị kỷ luật 3 tháng lương cơ bản và dừng quyền trưởng dự án 3 tháng. Tôi lại phải vay bạn bè để lo ngân hàng, còn vợ tôi thì nói rằng việc đấy anh phải tính được.

Con gái tôi cũng mới 2 tuổi, chúng tôi chia tay bà không được trông cháu sẽ như thế nào. Vợ tôi nói rằng cô ấy cũng có những ham muốn và nếu cứ sống như thế này thì hãy giải thoát cho nhau sớm. Nhưng khi chia tay thì đừng có gặp con, vì cô ấy không muốn tôi làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nuôi dạy con của cô ấy. Cô ấy nói rằng tôi không nên xuất hiện trước mặt con, khi đó cô ấy sẽ nuôi dạy tốt hơn.

Thực sự tôi cảm thấy bế tắc, rất mong nhận được lời khuyên từ mọi người.

Hùng

Đi nắng về không nên rửa mặt ngay

Vừa ở ngoài trời nắng về, bạn chỉ muốn rửa mặt ngay cho mát. Đừng làm vậy nếu không muốn mắc chứng đau đầu.

  
Tại sao lại đau đầu? Để thích nghi với nhiệt độ thay đổi bên ngoài môi trường, cơ thể chúng ta cũng tự điều chỉnh nhằm tạo sự quân bình. Ví dụ: Thân nhiệt cơ thể trung bình bao giờ cũng khoảng 37 độ C. Trời lạnh, máu trong người cũng bị ảnh hưởng lạnh, khi máu đi ngang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm giao cảm ở đó bị kích thích khiến mạch máu ngoại biên co lại, da gà nổi lên... làm cho thân nhiệt cũng tăng. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao làm máu trở nên nóng, các trung tâm đối giao cảm bị kích thích sẽ khiến giãn mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi... và nhiệt độ cơ thể cũng giảm xuống.

Trường hợp đi nắng về, cảm giác đầu, mặt nóng, nếu bạn rửa mặt ngay sẽ thấy mát mẻ nhưng sau đó "bộ máy điều hòa nhiệt độ" hoạt động dẫn những hơi nóng còn lại trong cơ thể đến vùng mặt (đang mát do vừa được rửa bằng nước) và kết quả là mặt bạn nóng bừng trở lại. Hơi nóng đưa lên đầu sẽ khiến chúng ta bị đau đầu. Nếu việc này xảy ra thường xuyên (nhất là vào mùa nắng nóng), chứng đau đầu sẽ càng ngày càng khó chịu hơn...
Việc hoạt động, chơi thể thao ngoài nắng làm cơ thể thoát ra nhiều mồ hôi. Nhiều người về nhà, khi thấy đầu, mặt nóng bức khó chịu là muốn tắm, gội đầu, rửa mặt ngay cho mát mẻ. Thế nhưng, cảm giác dễ chịu chỉ là được một lúc và không lâu sau, đầu, mặt có thể sẽ nóng trở lại cùng chứng đau đầu. Vài viên thuốc giảm đau có thể giúp xoa dịu cơn đau.

Tuy nhiên những ngày sau đó, bệnh vẫn diễn biến tương tự, dẫn đến là đau đầu mạn tính kèm theo rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, viêm gan... do việc dùng thuốc giảm đau nhiều và kéo dài.


Giải pháp để tránh bị đau đầu trong trường hợp này là làm ngược lại thao tác trên: Nên rửa chân tay trước (nhất là vùng chân) sau khi đi nắng về. Theo nguyên lý điều hòa nhiệt lượng, hơi nóng ở đầu mặt và toàn thân sẽ được chuyển xuống chân và thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông. Lúc thân nhiệt hơi dịu, mới rửa mặt thì toàn cơ thể sẽ được hạ nhiệt đều, không gây tổn hại đến các phần khác trong cơ thể.

Theo Sức khoẻ đời sống & Phụ nữ online